Lịch sử Mại_dâm

Thời cổ đại

Từ thời thượng cổ trước đây hơn 4.000 năm, thí dụ như tại Babylon, đã tồn tại cái gọi là mại dâm tôn giáo. Đổi lại quà tặng, những người phụ nữ ở đó thực hiện những hành động tình dục. Nhưng điều này có liên quan đến việc thờ cúng thần thánh (một dạng của hiến tế) nên bản chất của nó không giống như mại dâm ngày nay.

Hình trên tường tại một nhà chứa ở Pompeii

Phải tới thời Thượng cổ Hy Lạp (2.700 năm trước), phụ nữ mại dâm (hetaera) theo khái niệm ngày nay mới ra đời, tức là vì vật chất chứ không phải tế lễ. Các cuộc hành quân của Alexander Đại Đế cũng đã được tháp tùng bởi nhiều gái mại dâm. Trong Hy Lạp cổ đã phân biệt rõ những gái mại dâm bình thường (porna) và phụ nữ mua vui hạng sang (hetaera):

  • Ngược với gái mại dâm thông thường, phụ nữ mua vui hạng sang có học thức, được đào tạo về âm nhạckhiêu vũ và được phép có mặt trong lúc đàn ông họp mặt và cùng nói chuyện về chính trị. Người phụ nữ này có địa vị cao trong xã hội, đến thăm viếng họ không có nghĩa là ngoại tình, và họ mua vui cho đàn ông bằng nghệ thuật, thi ca chứ không bán dâm (xem Geisha).
  • Gái mại dâm bình thường (porna) phần lớn là nữ nô lệ được trả tự do, phải lang thang kiếm sống trên đường phố.

Trong Đế quốc La Mã làm việc này phần lớn là những nô lệ nam và nữ. Mại dâm ở Roma thời Cổ đại đã có những chuyên môn hóa giống như ngày nay. Có những người bán dâm sử dụng cả nghĩa địa làm nơi hoạt động. Tiền trả phụ thuộc nhiều vào vị trí và tầng lớp xã hội, những người bán dâm rẻ tiền nhất (phần lớn là nô lệ được phóng thích và con của nô lệ) chỉ có thể đòi hỏi giá tiền không hơn một cái bánh mì là bao.

Thế nhưng không chỉ có phụ nữ bình thường bán dâm, ngay cả giới hiệp sĩ và quý tộc cũng có người bán dâm, vợ của hoàng đế La Mã ClaudiusMessalina cũng bị đồn đại là đã từng bán dâm. Việc này trong đầu Thời kỳ Hoàng đế Roma có quy mô đến mức hoàng đế Augustus đã ban hành luật cấm việc mại dâm của phụ nữ có địa vị cao. Luật lệ bất lợi cho người bán dâm ở chỗ là chỉ được phép kết hôn với những người có địa vị dưới họ. Kết hôn phần nhiều là con đường duy nhất thoát khỏi mại dâm, nhưng họ lại đứng phía dưới đáy xã hội nên sự lựa chọn rất là ít.

Trung cổ

Trong thế kỷ XII các nhà chứa tại châu Âu thời Trung cổ được nhắc đến trong văn kiện. Một trong những nhà chứa lâu đời nhất của Đức (vẫn còn hoạt động) ở tại Minden.

Cảnh náo loạn trong một quán rượu và bán dâm, tranh của Brunswick Monogrammist, năm 1537

Nguyên nhân là do việc tìm đến mại dâm này được coi như là một điều xấu miễn cưỡng nhưng cần thiết để thỏa mãn những đội lính đánh thuê mà các lãnh chúa châu Âu phong kiến tuyển mộ. Trong thành phố thời Trung cổ các nhà chứa thường được đặt trước hay ngay sau thành lũy để người qua đường đi qua đó trước khi vào thành phố.

Thời bắt đầu công nghiệp hóa

Chở những phụ nữ mại dâm về Salpêtrière. Étienne Jeaurat, 1755, bảo tàng Carnavalet

Tại châu Âu con số người bán dâm tăng nhanh đặc biệt là trong thế kỷ XIX. Việc di dân vào thành phố ngày càng tăng dẫn đến một phần ngày càng đông của dân cư thành phố không có thu nhập đủ cho cuộc sống, đặc biệt là phụ nữ, là những người thông thường chỉ có trình độ thấp và chỉ nhận được những nghề mà tiền lương thấp.

Tranh vẽ một salon bán dâm tại Toulouse, Pháp của Henri de Toulouse-Lautrec, năm 1894

Việc này dẫn đến việc có những quốc gia chuyển sang quy định pháp luật cho việc mại dâm. Các quy định như thế, được biện hộ là việc kiểm soát về xã hội, chính sách sức khỏe hay đạo đức, nhưng thực tế lại làm cho người bán dâm không thể thoát ra khỏi con đường đen tối đó. Quy định cũng "đổ bê tông" cho "tiêu chuẩn kép" về tình dục: người bán dâm bị xã hội khinh rẻ, nhưng pháp luật lại nhìn mại dâm như một sự miễn cưỡng cần thiết cho phái nam thỏa mãn dục vọng. Vì sự nước đôi này mà các tổ chức nữ quyền luôn tẩy chay các ý đồ muốn hợp pháp hóa mại dâm, xem đó là sự lạm dụng pháp luật để sỉ nhục nhân phẩm người phụ nữ.

Nhiều phụ nữ giới trung lưu chống lại "đạo đức đôi" này. Josephine Butler là một người phụ nữ đấu tranh kiên quyết từ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, dẫn đầu cuộc đấu tranh của Ladies' National Organisation chống lại Contagious Diseases Acts (Luật về các bệnh lây). Cuộc vận động này nhìn người bán dâm không phải là "kẻ có tội" mà là nạn nhân của dục vọng của đàn ông. Cuộc vận động này đã cấp tiến hoá nhiều phụ nữ, làm cho họ trở nên cứng rắn hơn đối với những cuộc tấn công và lăng nhục từ công chúng và tạo nên một cơ sở cho việc chống đối về chính trị" (Philipps, trang 86).

Trong nghệ thuật thế kỷ XIX có thể thấy một biến đổi trong việc mô tả người bán dâm: Đại diện của trường phái tự nhiên như Richard Dehmel, Max Dauthendey, Otto Erich Hartleben, Otto Julius Bierbaum và Karl Bleibtreu đã nâng người bán dâm lên thành 'venus vulgivaga' theo một ý nghĩa ham muốn bản năng hơn là chính trị." (Gordon A. Craig).

Thế kỷ XX

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, hàng trăm nhà chứa dành cho quân nhân đã được Đức Quốc xã (tiếng Đức: Wehrmacht) và lực lượng SS thành lập. Những người phụ nữ nào nhiễm bệnh hoa liễu trong hình thức lao động cưỡng bức này thường chết trong trại hành quyết. Một thí dụ khác là Nhật Bản, họ gọi trại đi là "đàn bà an ủi" (tiếng Nhật: 慰安婦 úy an phụ; tiếng Anh: comfort women), phần nhiều là phụ nữ Trung Quốc hay Triều Tiên hoạt động ở những cơ sở này. Chính phủ Trung QuốcTriều Tiên luôn coi đây là nỗi nhục to lớn với dân tộc mình, và luôn yêu cầu Nhật Bản phải chính thức xin lỗi và bồi thường cho những nạn nhân này.

Trong suốt cuộc chiến Việt Nam, Mỹ đã ký một hiệp định với Thái Lan năm 1967 để biến Thái Lan thành một cơ sở hậu cần của Mỹ. Hiệp định này mở cửa cho luồng đôla đổ vào nền kinh tế Thái, đổi lại là thân xác phụ nữ Thái Lan trở thành "món đồ chơi" trong tay lính Mỹ. Liên tục từ năm 1962 tới 1976, gần 700.000 lính Mỹ được đưa tới các nhà thổ ở Thái Lan mỗi năm. Tệ nạn mại dâm đã thực sự "bùng nổ" tại Thái Lan trong thời kỳ này. Năm 1957, ước tính Thái Lan có 20 ngàn gái mại dâm, thì tới năm 1964 đã tăng vọt lên 400 ngàn và năm 1972 là 500 ngàn,[40] và duy trì ở mức đó cho tới nay. Doanh số của mại dâm Thái Lan ở thập niên 1990 được ước tính còn lớn hơn cả buôn ma túy.[41]

Dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954-1975, hàng triệu lính viễn chinh Mỹ ào ạt đổ bộ vào. Hàng loạt nhà thổ hình thành, nhan nhản khắp Sài Gòn, đặc biệt là quanh các cư xá Mỹ. Mại dâm - gọi là "chợ heo" - được chế độ Sài Gòn làm ngơ. Ước tính toàn miền Nam năm 1975 có trên 200.000 gái bán dâm.[42] So với 30.500 gái bán dâm trên toàn Việt Nam vào năm 2012 thì con số cao gấp 7 lần, nếu xét về tỉ lệ dân số thì gấp tới 30 lần.

Năm 1966, từ Sài Gòn về, Thượng nghị sĩ Mỹ William Fulbright nhận xét: "Mỹ đã biến Sài Gòn thành một ổ điếm". Câu nói đó đã phản ánh một thực tế đau lòng: Các giá trị đạo đức truyền thống bị đảo lộn và tha hóa. Người miền Nam có câu vè: "Thứ nhất sở Mỹ, thứ nhì gái đĩ, thứ ba ma cô, thứ tư tướng tá". Một tạp chí ở Sài Gòn mô tả: "Tại chợ heo đó, hằng ngày có 200-300 người con gái Việt Nam đứng sắp hàng cho lính Mỹ đến chọn dắt đi như một con vật. Với một nắm đôla trong tay, lính Mỹ thật là nhiều tự do: tự do phá hoại văn hóa Việt Nam". Học giả Nguyễn Hiến Lê nhận xét: sự tha hóa của đạo đức xã hội mà mại dâm gây ra là một trong các nguyên nhân khiến chế độ chế độ Sài Gòn ngày càng mất lòng dân, cuối cùng sụp đổ hoàn toàn.

Nhà thổ phục vụ lính Mỹ cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc Mỹ chiếm đóng Philippines. Căn cứ hải quân Olongapo gần Manila, có vấn đề lớn với nạn mãi dâm tới mức Chính phủ Mỹ đã tài trợ xây dựng các bệnh viện cho các gái điếm quân đội để kiểm tra, phát hiện bệnh hoa liễu. Tuy nhiên, chỉ có các gái điếm được cấp phép phục vụ lính Mỹ (khoảng 6.000) mới được tới khám ở những bệnh viện đó.

Gần đây nhất là trong chiến tranh Vùng Vịnh ở Iraq. Ngay sau cuộc chiến này, quân đội Mỹ đã được đưa tới Thái Lan để vui chơi tại các tụ điểm mại dâm. Một số chuyên gia nói rằng ở đâu có lính Mỹ, ở đó sẽ có các nhà thổ do Chính phủ Mỹ tài trợ và ủng hộ.[43]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mại_dâm http://www.aaei.com.au/licensedbrothels.htm http://www.brisbanetimes.com.au/queensland/queensl... http://www.theage.com.au/articles/2003/11/26/10698... http://www.therecord.com.au/site/index.php?option=... http://www.radioaustralia.net.au/international/200... http://www.justice.gc.ca/eng/rp-pr/other-autre/pro... http://www2.macleans.ca/2010/02/18/south-korea-tak... http://action.web.ca/home/catw/readingroom.shtml?x... http://www.americanthinker.com/2010/03/whats_wrong... http://asiancorrespondent.com/130358/thailand-anti...